Gỗ công nghiệp được coi là sáng kiến vĩ đại cho ngành nội thất. Trước tình trạng rừng đang bị chặt phá thì đây là loại gỗ giúp bảo vệ môi trường thiết thực nhất.
Hiện nay, gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công nội thất. Nhờ những tính năng ưu việt của nó mà gỗ tự nhiên không có được. Như đặc tính không bị cong vênh, mối mọt, co ngót hay về giá thành, mẫu mã, màu sắc. Có rất nhiều loại gỗ công nghiệp khác nhau. Tùy vào từng ưu điểm mà người ta quyết định sử dụng chúng để làm bàn trà, ghế hay kệ tivi, thậm chí là những đồ nội thất nhà bếp, nhà tắm.Tuy nhiên, gỗ công nghiệp cũng có nhiều loại và có ưu nhược điểm của nó.
MFC (Melamine Faced Chipboard) là loại ván gỗ dăm được hoàn thiện bề mặt bằng cách phủ Melamine. Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC như keo, bạch đàn, cao su,…. Các loại cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ thành dăm gỗ rồi sử dụng keo, ép tạo độ dày thành tấm dưới cường độ áp suất cao. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng nhựa PVC tráng lên hoặc in vân gỗ tạo vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.
MDF (Medium Density Fiberboard). Công nghệ và nguyên liệu sản xuất MDF cũng giống như MFC. Tuy nhiên, gỗ sau khi khai thác sẽ được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải dăm gỗ như MFC. Sau đó gia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25mm. Chính vậy nên MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm MFC.
MDF có lõi là ván mịn và bề mặt có thể là
– Veneer : là 1 lớp gỗ tự nhiên mỏng dán chết trên bề mặt, hoàn thiện bằng sơn PU
– Melamine như MFC
– Dán laminate – 1 loại vật liệu cao cấp chống trầy xước cực tốt và đẹp mắt
– Sơn màu
– Cán 1 lớp acrylic bóng gương
Gỗ công nghiệp HDF được tạo thành bởi 80 – 85% chất liệu là gỗ tự nhiên. Còn lại là các chất phụ gia làm tăng độ cứng, kết dính cho gỗ và chống mối mọt. Hầu hết đều sử dụng lại lõi HDF đạt tiêu chuẩn E1. Đây là tiêu chuẩn đảm bảo lõi gỗ có đủ độ cứng, bền và có nguồn gốc tự nhiên, không có hại cho sức khỏe. Lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc màu trắng tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Màu của lõi gỗ không ảnh hưởng gì tới chất lượng của của lõi gỗ.
Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt. Sau đó được cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine kết hợp với sợi thủy tinh. Tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.
Gỗ plywood hay còn gọi là ván ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng. Ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này có khả năng chịu lực tốt hơn MDF và MFC. Dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để tạo bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.
Gỗ ghép thanh hay còn gọi là ván ghép thanh được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và phủ sơn trang trí.
Ván gỗ nhựa là vật liệu mới. Tấm gỗ nhựa – tên kỹ thuật thường gọi là WPC. Đây là một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ bột gỗ và nhựa (có thể sử dụng nhựa HDPE, PVC, PP, ABS, PS,…). Ngoài nhựa và bột gỗ, WPC còn có thể chứa một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ.
Ưu điểm lớn nhất của gỗ công nghiệp nằm ở giá thành và mẫu mã. Các sản phẩm nội thất được trưng bày trên thị trường hiện nay hầu hết làm bằng gỗ công nghiệp. Với giá cả phải chăng, lại có mẫu mã đa dạng, màu sắc bắt mắt.
– Giá thành: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít. Có thể sản xuất ngay không cần qua tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn. Vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau.
– Không cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung.
– Thời gian thi công sản xuất nhanh: Như trên đã đề cập đến thì gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên. Có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm. Thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…
– Phù hợp với phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.
– Độ bền kém hơn gỗ tự nhiên: Đồ bền của đồ nội thất làm gỗ công nghiệp không bằng gỗ tự nhiên. Nhưng ngày nay đồ nội thất có thể thay đổi hàng năm hoặc một vài năm theo xu hướng và tùy theo điều kiện kinh tế của từng người. Độ bền của gỗ công nghiệp thường hơn 10 năm, nếu được sản xuất chất lượng và bảo quản tốt.
– Ngoài ra một điểm quan trọng ảnh hưởng đến độ bền gỗ công nghiệp là các phụ kiện đi kèm. Như bản lề cánh tủ, ray trượt ngăn kéo. Nếu dùng các phụ kiện chất lượng thấp rất dễ làm hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng gỗ do gãy bản lề, hoặc bung ray trượt.
– Khả năng chịu lực hạn chế hơn gỗ tự nhiên.
– Không làm được đồ trạm trổ hay đồ cần tạo họa tiết, đường soi: Do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ. Do đó mà ta không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên( đường soi, họa tiết, hoa văn,…)
Trên đây là một số chia sẻ của Vie Corp về các loại gỗ công nghiệp thường được sử dụng trong thi công nội thất để bạn tham khảo và lựa chọn những sản phẩm chất lượng nhất cho gia đình mình.
Là một trong những thương hiệu nội thất chuyên nghiệp và uy tín tại Tp HCM. Vie Corp luôn cam kết đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng từ những sản phẩm dịch vụ tốt nhất. Không chỉ tinh tế, thẩm mỹ mà còn đảm bảo độ bền vượt trội với đối tác nguồn ván chất lượng từ những thương hiệu uy tín nổi tiếng, và ứng dụng hàng loạt công nghệ sản xuất tiên tiến nhất.
Gọi ngay 038 997. 3372 để được TƯ VẤN THIẾT KẾ – THI CÔNG NỘI THẤT
MIỄN PHÍ, NHANH CHÓNG và BÁO GIÁ CHI TIẾT